Tin tức






Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Truyền thống của thị trấn Quảng Uyên
 

Đời sống tín ngưỡng của các dân tộc thị trấn Quảng Uyên nổi bật lên việc thờ cúng tổ tiên, thờ thổ thần và thổ công. Bàn thờ tổ tiên được đặt nơi trang trọng nhất     trong nhà, thường là gian giữa. Bàn thờ phần lớn đặt ba bát hương, một số ít có đến ba hoặc năm bát, bảy bát là tuỳ từng dòng họ. Bàn thờ có 2 nấc, bàn trên cúng tổ tiên; bàn dưới để cúng ông bà. Ngoài ra, bên trái còn có một bát hương để thờ mụ (dả va) với mong muốn thần phù hộ việc sinh nở chăm sóc trẻ con.

Về tục thờ cúng thần phúc thể hiện qua việc đồng bào dựng miếu thờ thổ thần, thổ công. Đền thờ thổ thần được nhân dân dựng lên cầu mong cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Cúng thổ thận thường được nhận dân tổ chức vào ngày mùng 1 tháng 3 và mùng 1 tháng 6. Bàn thờ thổ công được dựng lên để tỏ lòng thành kính, biết ơn của dân làng đối với những người đầu tiên đến vùng đất này khai phá, sinh cơ lập nghiệp. Ngày ngày cúng thần phúc có mổ lợn, gà, vịt, hoa quả bày mâm cỗ. 

 Các nghi lễ vòng đời truyền thống của đồng bào Tày, Nùng Quảng Uyên mang nhiều nét đặc sắc.

Về thủ tục cưới, xin: Khi con cái trưởng thành, cha mẹ nhờ người thân mai mối. Khi hai bên gia đình đồng ý, bên nhà trai đưa cho bên nhà gái lễ vật. Trong ngày cưới, mọi người đều mặc những bộ quần áo đẹp nhất theo trang phục dân tộc mình.

Về nghi lễ mừng thọ: Theo quan niệm của đồng bào Tày, Nùng, khi cha mẹ đến tuổi 49, 61, 73, 85 thì con cháu tổ chức lễ mừng thọ. Lễ mừng thọ thường được tổ chức vào tháng Giêng hằng năm. Con gái đi xin gạo, tiền trăm họ với ý nghĩa xóm làng góp gạo để đầy kho lương nuôi sống bố (mẹ) thêm nhiều năm nữa. Anh em họ hàng thường mang đến một bức trướng chúc mừng kèm theo 2 kg gạo một con gà. Bức trướng khổ trên ghi chữ Thọ (đối với người 61 tuổi), Khang (đối với người 73 tuổi), Ninh (85 tuổi). Trong lễ mừng thọ, một số gia đình mời thầy mo, bụt về làm lễ.

Về tang lễ: Trước Cách mạng tháng Tám 1945, nghi lễ  đám tang được tổ chức cầu kỳ, thời gian kéo dài, chi phí tốn kém. Ngày nay vẫn duy trì các nghi lễ của ngày xưa nhưng đã bảo đảm tiết kiệm, vệ sinh, không để thi hài trong nhà quá lâu. Khi trong nhà có người chết, người nhà nhờ thầy Tào xem ngày phát tang. Thầy Tào được mời đến cúng để đưa hương hồn người chết về cõi âm. Con, cháu, họ hàng mặc quần áo trắng phục hiếu bên quan tài người quá cố.

Người Tày, Nùng trên vùng đất Quảng Uyên có nhiều lễ, hội, trong đó điển hình là Lễ hội pháo hoa (tiếng dân tộc là “thua pháo pạc khả”). Lễ hội tổ chức từ chiều 30 tháng Giêng khai quang rồng đến hết ngày 1-2 tháng 2 âm lịch hằng năm với ý nghĩa là cầu cho mưa thuận gió hòa để các vị thần linh, thổ thần phù hộ để cuộc sống được bình yên. Người đứng ra tổ chức vị trưởng phố 1-2 người già uy tín, có cuộc sống tương đối khá giả. Trước đây, lễ hội được tổ chức tại miếu Bách Linh, mổ trâu tế vào sáng mồng 2 tháng 2 âm lịch, có đủ các chức dịch quan huyện, chánh tổng, lý trưởng xã và viên quan người Pháp đến dự, thủ tục tế lễ do các chức dịch địa phương chủ trì. Sau tế lễ có tổ chức ăn uống tại chùa. Sau phần tế, là phần rước thần từ miếu Bách Linh, qua đền thờ Nùng Chí Cao, đền thờ thổ thần đến đền Trần Hưng Đạo rồi đi qua các khu phố. Trang phục của người tham gia rước là trang phục truyền thống của các dân tộc Nùng, Tày, Kinh... Người khiêng kiệu, người mang chiêng, trống đều ăn mặc chỉnh tế. Lễ vật mang theo trong khi rước có một bàn rước thổ thần, một bàn rước ông tiên, một bàn bình hoa và pháo nổ, một bàn đặt lợn quay. Trong dàn pháo nổ có quả to như cái phích nước, để khi pháo nổ có sức đẩy vòng pháo lên cao, khi rơi xuống, mọi người sẽ tranh nhau vòng pháo để lấy giải của hội rước về địa phương mình.

Hiện nay, lễ hội được chính quyền thị trấn chủ trì từ phần lễ đến phần hội. Phần rước, có đoàn cầm cờ Hội, thổ thần, ông tiên, ảnh Bác Hồ, bình pháo hoa tượng trưng, lợn quay. Người tham gia rước là các cháu học sinh cấp II, mặc trang phục của các dân tộc Nùng, Tày, Kinh. Ý nghĩa của lễ rước thể hiện sự tôn kính, lòng tin vào các vị thần linh, sự tôn kính Bác Hồ. Lễ rước có các đội múa rồng, múa kỳ lân làm tăng thêm phần hào hứng của lễ hội.

Tin liên quan

Chung nhan Tin Nhiem Mang